Khi bạn bắt đầu kinh doanh, hay làm bất cứ 1 điều gì đó liên quan đến thương mại thì việc đầu tiên bạn nghĩ tới đó là vốn
Khi bạn bắt đầu kinh doanh, hay làm bất cứ 1 điều gì đó liên quan đến thương mại thì việc đầu tiên bạn nghĩ tới đó là vốn hay vốn để thành lập công ty. Người mới khởi nghiệp hay chuẩn bị thành lập công ty thì sẽ quan tâm rằng có phải chứng minh vốn điều lệ hay vốn pháp định không ? Nếu phải chứng minh thì chứng minh như thế nào ? Qua đây Việt Luật sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc trên của bạn, tháo gỡ khó khăn pháp lý khi bước vào môi trường kinh doanh.
Tùy vào khả năng tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các thành viên, cổ đông tham gia góp vốn hoặc đặc điểm của từng ngành nghề khác nhau thì vốn điều lệ khi thành lập công ty có thể được đặt ở mức khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, miễn sao lớn hơn 0 là được.
>>> xem thêm: Thủ tục thay đổi thành viên công ty
Tư vấn pháp lý về vốn khi thành lập công ty: 0695 999 345
Vốn điều lệ là gì ?
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Việc đăng kí vốn điều lệ sẽ quyết định việc nộp thuế môn bài của doanh nghiệp hàng năm. Hiện nay thù thuế môn bài được chia thành 2 cấp bậc
– Cấp thứ nhất : Vốn điều lệ trên 10 tỷ tiền thuế môn bài 1 năm sẽ là 3.000.000 VNĐ
– Cấp thứ hai: Vốn điều lệ dưới 10 tỷ tiền thuế môn bài 1 năm sẽ là 2.000.000 VNĐ
Trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ thì hầu hết các ngành nghề trong hệ thống ngành Việt Nam khi đăng ký thành lập công ty bạn không cần phải chứng minh vốn
- Nghĩa là khi bạn muốn thành lập công ty thuộc những ngành nghề không nhóm “ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ” thì doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn
- Ngoài những ngành nghề trên các ngành nghề còn lại khi đăng ký thành lập cồng ty thì khi đó bạn không phải giải trình về số vốn của doanh nghiệp mình
- Hay nói cách khác số vốn điều lệ mà bạn đăng ký được ghi vào điều lệ công ty chỉ để hợp thức hóa thủ tục, không cần chứng minh vốn. Nhưng khi đó số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp vào công ty họ sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi đó
Một số lưu ý về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký
- Các hình thức góp vốn điều lệ vào công ty có thể chấp nhận và được ghi vào điều lệ công ty được đó là:
– Góp vốn góp bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ
– Góp vốn bằng tài sản, công nghệ,
– Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ,
– Góp vốn bằng bí quyết kĩ thuật…
- Có thể đăng ký vốn điều lệ cao hơn số vốn thực có của các thành viên góp vốn tại thời điểm đăng ký thành lập công ty.
- Khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì các thành viên trong công ty phải hoàn thành nghĩa vụ góp đủ số vốn điều lệ đã ghi trong giấy CN ĐKKD sau thời hạn là 36 tháng kể từ ngày công ty bạn được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.. Nếu hết thời hạn này mà số vốn góp vẫn không đủ thì có thể làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo hướng giảm vốn điều lệ nếu đã góp đủ và muốn góp thêm thì công ty có thể tăng vốn điều lệ.
- Đối với Công ty TNHH một thành viên thì không được giảm vốn điều lệ .
Vốn pháp định là gì ?
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
Những ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định
1. Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng
2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
3. Kinh doanh BĐS:
4. Dịch vụ đòi nợ:
5. Dịch vụ bảo vệ:
6. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
7. Sản xuất phim:
8. Kinh doanh vận chuyển hàng không:
10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:
11. Kinh doanh hàng không chung:
12. Dịch vụ kiểm toán:
13. Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất:
14. Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất:
15. Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh:
Vốn ký quỹ là gì ?
- Ký quỹ là việc DN gửi 1 khoản tiền, hay kim loại đá quý hay các giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp, công ty, tổ chức khi doanh nghiệp, công ty, tổ chức định thực hiện một công việc gì hay một dự án nào đó.
Những ngành nghề nào phải tiến hành vốn ký quỹ ?
Thường thì đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải thực hiện ký quỹ vốn và việc ký quỹ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như: nhận lãi suất cao, được quyền sử dụng tiền lãi phát sinh từ tài khoản tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ khi có quyết định của Cơ quan có thẩm quyền; miễn hoàn toàn phí dịch vụ ký quỹ.
- Kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Kinh doanh giới thiệu việc làm.
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
- Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Kinh doanh dịch vụ chuyển phát.
Tham khảo bài viết của Việt Luật để có hướng mở cho việc các thủ tục thành lập công ty
Từ những ý kiến tư vấn và đóng góp của Việt Luật chúng tôi hi vọng đã tạo ra 1 hướng mở cho bạn để kiểm tra xem ngành nghề bạn dự kiến đăng ký kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hoặc phải ký quỹ không? Nếu không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hay phải ký quỹ thì khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bạn không cần phải chứng minh số vốn điều lệ bạn đăng ký. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn có thêm những thắc mắc và cần sử dụng dịch vụ tăng – giảm vốn điều lệ doanh nghiệp 2017 của Việt Luật.