Bạn đang tìm hiểu về văn phòng đại diện và các vấn đề liên quan tới loại hình này để dự định thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp của mình
Bạn đã nge nói về văn phòng đại diện, nhưng lại chưa hiểu được văn phòng đại diện là gì? Văn phòng đại diện có chức năng như thế nào? Vậy qua đây VIETLAW xin chia sẻ tới quý khách hàng nội dung và định nghĩa của VPĐD như sau:
Văn phòng đại diện là gì?
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2014 được ban hành từ ngày 01/01/0215 thì văn phòng đại diện được hiểu như sau:
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty mẹ, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”. Như vậy Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều câu hỏi của khách hàng gửi về cho ban tư vấn doanh nghiệp của công ty Việt Luật chúng tôi với nội dung xoay quanh văn phòng đại diện như: vpdd có phải nộp thuế môn bài không? vpdd có mã số thuế không? văn phòng đại diện tiếng anh là gì? Văn phòng đại diện có chức năng gì? vpdd có con dấu không? Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời tất cả những vướng mắc của khách hàng cụ thể và chính xác
>>> Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Văn phòng đại diện tiếng anh là gì?
- Theo Từ điển Anh – Việt và đơn vị http://englishteststore.,.net chuyên thực hiện dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì tên tiếng anh của văn phòng đại diện là: epresentative office
Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?
Khoản 2, Điều 45 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về văn phòng đại điện của doanh nghiệp, như sau:
“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
…2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”.
Điểm 1, Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài như sau:
“Các tổ chức kinh tế bao gồm:
- Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;
- Các htx, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu… hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số)”.
Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp Văn phòng đại diện của Công ty có các hoạt động của văn phòng đại diện và xúc tiến thương mại, không hoạt động kinh doanh, không tiến hành thu, chi tiền thì không phải nộp thuế môn bài. Ngược lại nếu trong trường hợp, Văn phòng đại diện của Công ty có hoạt đông kinh doanh, hoặc thay mặt Công ty mẹ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán công nợ từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ thì phải nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đại diện có mã số thuế không?
Theo văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế về việc cấp mã số thuế cho chi nhánh văn phòng đại diện (khi doanh nghiệp mở Chi nhánh, VPĐD. Theo đó, mã số thuế 13 số của CN, VPĐD phải được kích hoạt trước khi có thông báo hoạt động.
Tổng cục Thuế đã hướng dẫn quy trình đăng ký thuế đối với mã số thuế 13 số theo Thông tư 95/2016/TT-BTC đối với văn phòng đại diện:
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện kê khai thông tin văn phòng đại diện vào bảng kê của doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế 10 số.
Bước 2: Sau đó cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp trực tiếp đặt trụ sở nhập thông tin của văn phòng địa diện vào hệ thống đăng ký thuế để tạo mã 13 số theo danh sách mà doanh nghiệp kê khai và ban hành thông báo lập VPDD, (mẫu 07/MST) gửi cho doanh nghiệp biết và thực hiện thủ tục đăng ký thuế cho, VPĐD của doanh nghiệp tại địa phương nơi VPĐD đóng trụ sở.
Bước 3: Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký hoạt động của VPĐD của doanh nghiệp gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh,thành phố nơi VPĐD của doanh nghiệp đóng trụ sở (để được kích hoạt và sử dụng đối với mã số thuế đã được cơ quan thuế thông báo
Vậy qua những dẫn chứng cụ thể nêu trên thì chúng ta đã giải quyết được câu hỏi là văn phòng đại diện cũng có mã số thuế như là công ty mẹ
>>> Thủ tục thay đổi trụ sở công ty TNHH MTV
Văn phòng đại diện có con dấu không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về Cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu có hình biểu tượng hoặc con dấu không có hình biểu tượng, theo đó, Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động
Do đó, khi thành lập văn phòng đại diện phải có thêm con dấu riêng
Trên đây chúng tôi đã giải đáp toàn bộ những vướng mắc về văn phòng đại diện và các vấn đề pháp lý xoay quanh đơn vị này, chắc hẳn quý khách đã nắm rõ và tự trả lời được những câu hỏi trên. Nếu còn những vướng mắc về pháp lý hay thủ tục hành chính có thể tham khảo dịch vụ của tôi dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất: