Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty mẹ và bảo vệ các lợi ích đó trước quy định của pháp luật.

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của công ty mẹ, có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của công ty mẹ và bảo vệ các lợi ích đó trước quy định của pháp luật. Vì thế Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh và hoạt động sản xuất. Chức năng chủ yếu của văn phòng đại diện là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu thông tin, hỗ trợ công ty mẹ tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu pháp nhân riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động, không phải đặt cùng nơi (tỉnh, thành phố) trực thuộc  nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính. Công ty mẹ muốn thực hiện thăm dò thị trường hay quảng bá hình ảnh, thương hiệu tới các tỉnh, thành phố ngoài đang đặt trụ sở nên thành lập văn phòng đại diện.
Thành lập văn phòng đại diện là nhu cầu tất yếu của các công ty mẹ (doanh nghiệp chính) khi muốn mở rộng quy mô thị trường, tuy nhiên không phải ai nào cũng nắm được thủ tục thành lập văn phòng đại diện cũng như các đặc điểm về pháp lý của của đơn vị phụ thuộc này theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2014.

 

BẢNG GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

thu-tuc-thanh-lap-van-phong-dai-dien

THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi nhận được thông tin về tên doanh nghiệp, địa chỉ dự đặt trụ sở văn phòng đai diện, số điện thoại, người đứng đầu văn phòng đại diện và các thông tin khác quan trọng, Việt Luật sẽ phân tích, đánh giá tính khả thi của hồ sơ, soạn hồ sơ và chuyển cho quý khách hàng ký đóng dấu

HỒ SƠ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

– Thông báo lập văn phòng đại diện
– Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện bản sao công chứng (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
– Quyết định thành lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu công ty mẹ bản sao công chứng;
– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện bản sao công  chứng trong trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện không đồng thời là người chủ sở hữu công ty  hay cổ đông, thành viên.
– Giấu tờ cá nhân 1 bản công chứng: Chứng minh/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện;
– Giấy phép đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận doanh nghiệp của công ty mẹ;
– Giấy giới thiệu hay giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
– Bản hợp đồng dịch vụ giữa người đi nộp hồ sơ và chủ sở hữu doanh nghiệp
– Giấy tờ cá nhân CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố ( Phòng đăng ký kinh doanh – bộ phận 1 cửa)
– Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành nộp hồ sơ và theo dõi cho tới khi ra kết quả cho quý khách.
Kết quả khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện:
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;
– Con dấu pháp nhân văn phòng đại diện
– Hồ sơ nội bộ để lưu ở công ty mẹ

>>> Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty

LƯU Ý KHI THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Thứ nhất, đó là vấn đề đặt tên cho Văn phòng đại diện
– Tên văn phòng đại diện bắt buộc phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”. theo điều 41 Luật doanh nghiệp 2014
– Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp
Thứ hai: Về hợp pháp thủ tục của công ty mẹ với cơ quan nhà nước chủ quản
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, công ty mẹ phải gửi thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính.
Ví dụ: Công ty mẹ đặt ở Hà Nội thì phải gửi thông báo tới Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
 Thứ ba: việc nộp thuế  của Văn phòng đại diện
– Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài đơn vị phụ thuộc là văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh vì thế  phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.triệu đồng/năm.
– Nhưng trong trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định

 Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được những lời khuyên tốt nhất và sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện trọn gói của Việt Luật 

Xem thêm: Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh tại Hà Nội