Việt Luật chia sẻ tới quý khách hàng các thông tin xoay quanh việc thành lập công ty tài chính phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Hiện nay ngoài ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được thành lập theo pháp luật Việt Nam đã xuất hiện thêm một loại hình doanh nghiệp mới là công ty tài chính– tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu về huy động các khoản vốn, dòng tiền trong đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện nay công ty tài chính càng phát huy được vai trò của mình. Việt Luật chia sẻ tới quý khách hàng các thông tin xoay quanh việc thành lập công ty tài chính phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam.
Theo hướng dẫn của pháp luật hiện nay công ty tài chính hoạt động chuyên huy động các nguồn vốn cho vay và đầu tư, chuyên cung ứng dịch vụ tư vấn cho khách hàng, các nhà đầu tư về thị trường tài chính, tiền tệ trong nền kinh tế; lưu ý theo nguyên tắc công ty tài chính không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm- tiền gửi ngắn hạn. Bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra các điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập một công ty tài chính theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Về điều kiện thành lập công ty tài chính.
- Về vốn điều lệ, theo quy định của pháp luật vốn pháp định của công ty tài chính là 500 tỷ đồng theo danh mục quy định mức vốn pháp định của tổ chức đăng ký tín dụng tại nghị định 10/2011/NĐ-CP.
- Chủ sở hữu công ty, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong công ty phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải chấp hành hình phạt tù, phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp 2014, điều kiện yêu cầu thành viên góp vốn phải có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn, mua cổ phần; các điều kiện khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Người điều hành, quản lý, Ban kiểm soát của công ty tài chính phải đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật về luật tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan: phù hợp với quy định của thành viên công ty trong Luật DN, chưa từng tham gia quản lý, góp vốn tổ chức tín dụng bị tước giấy phép hoạt động, bằng cấp từ đại học trở lên và ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý,…
- Điều lệ công ty quy định rõ quyền lợi nghĩa vụ của các thành viên trong công ty, quy định về hình thức, phương thức hoạt động phải phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.
- Công ty phải đưa ra đề án thành lập, các bản báo cáo về phương án kinh doanh khả thi, và không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, phát triển ổn định của công ty tài chính; hoạt động của công ty tài chính không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh, các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hồ sơ thành lập công ty tài chính theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty tài chính theo mẫu yêu cầu tại Thông tư 30/2015.
- Danh sách các thành viên, cổ đông sáng lập trong công ty và giấy tờ chứng thực cá nhân như: CMND, căn cước công dân, hộ chiếu…và các giấy tờ liên quan chứng minh năng lực tài chính, khả năng góp vốn, đầu tư vào công ty và một số giấy tờ liên quan khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Văn bản Điều lệ công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan của thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty như: các văn bản chứng minh năng lực làm việc, năng lực tài chính của từng cá nhân theo quy định.
- Các mục tiêu, phương án hoạt động của công ty tài chính trong thời gian tới không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh của các tổ chức tín dụng, có thống kê chi tiết cụ thể theo quy định của pháp luật.
- Văn bản chứng minh mức độ vốn góp, danh sách góp vốn và cam kết vốn góp điều lệ của các thành viên trong công ty tài chính.
- Các văn bản, giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.