Bạn đang phân vân về đặc điểm giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên vì chưa nắm rõ được cơ cấu về tổ chức hoạt động
Bạn đang phân vân và đang còn mơ hồ về việc phân biệt đặc điểm giữa công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên vì chưa nắm rõ được cơ cấu về tổ chức hoạt động, tư cách pháp lý hay số vốn quy định ? 2 loại hình công y này có điểm giống và khác nhau như thế nào? Dưới đây Tư vấn Việt Luật xin chia sẻ và giải đáp những vướng mắc trên qua bảng so sánh cụ thể của chúng tôi như sau: Xem thêm dịch vụ của chúng tôi về 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến này tại Việt Nam :
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
Tư vấn pháp lý doanh nghiệp : 0965 999 345
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN
Số lượng thành viên
1 người ( cá nhân,tổ chức)
< 2 – 50 người ( cá nhân, tổ chức
Trách nhiệm pháp lý của thành viên trong doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Quy định pháp lý thành viên
Thành viên là chủ sở hữu duy nhất có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản
Thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì: phải chào bán vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.
Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Không có Hội đồng thành viên nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc chủ sỡ hữu là tổ chức có 1 đại diện.
Thành lập hội đồng thành viên khi chủ sở hữu là tổ chức có hai đại diện. Chỉ có một chủ sở hữu duy nhất bỏ vốn là có quyền quyết định cao nhất.
Có kiểm soát viên đôí với chủ sỡ hữu là tổ chức. không có kiểm soát viên đối với chủ sở hữu là cá nhân
Nếu không cần thiết thì Hội đồng thành viên không cần họp cũng được vì chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất
Hội đồng thàn viên.
Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Ban kiểm soát (bắt buộc nếu có từ 11 thành viên trở lên)
Cơ cấu vốn và tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
Tăng vốn điều lệHình thức tăng:
Chủ sở hữu công ty đầu tưthêm
Huy động thêm vốn góp của người khác.
* Giảm vốn điều lệ: Không được giảm vốn điều lệ
* Chuyển nhượng vốn
Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác
Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì công ty TNHH 1 thànhviên sẽ trở thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên ( Xem thêm : Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp )
Công ty chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty.
Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới
Hình thức giảm vốn điều lệ:
Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên.
Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật doanh nghiệp 2014
Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.
Chuyển nhượng vốn
Muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện
Trên đây là những đặc điểm giống và khác nhau của 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, mọi quy định quy tắc của công ty đều phải tuân thủ theo đầy đủ các quy định của pháp luật.
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình chuẩn bị và thủ tục thành lập công ty bạn có thể liên hệ tới số điện thoại tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6199 của Việt Luật để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.